Bài tập cường độ âm, mức cường độ âm
Bài tập cường độ âm, mức cường độ âm thuộc CHƯƠNG 2: SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM. Và tài liệu được sưu tầm chọn lọc có đáp án chi tiết.
Bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu và phương pháp học. Trước khi tải Bài tập cường độ âm, mức cường độ âm
Trích trong tài liệu:
Sóng âm: Sóng âm là những sóng cơ truyền trong môi trường khí, lỏng, rắn. Tần số của sóng âm là tần số âm.
Nguồn âm: Một vật phát dao động phát ra âm là một nguồn âm. Tần số của âm phát ra bằng tần số của nguồn âm.
Âm nghe được có tần số từ 16 Hz đến 20000 Hz và gây ra cảm giác âm trong tai con người.
Hạ âm: Những sóng cơ học tần số nhỏ hơn 16Hz gọi là sóng hạ âm, tai người không nghe được. Một số
loài vật như voi, chim bồ câu…. nghe được hạ âm.
Siêu âm: Những sóng cơ học tần số lớn hơn 20000Hz gọi là sóng siêu âm, tai người không nghe được. Một số loại như dơi, chó, cá heo... có thể nghe được siêu âm.
Tai người không nghe được hạ âm và siêu âm.
Môi trường truyền âm: Âm truyền được qua các chất rắn, lỏng, khí
Âm hầu như không truyền được qua các chất xốp như bông, len... Những chất đó được gọi là chất cách âm. Chúng thường được dùng để ốp vào tường và cửa các nhà hát, phòng ghi âm.....
Tốc độ truyền âm: Sóng âm truyền trong mỗi môi trường với tốc độ hoàn toàn xác định.
Trong chất rắn, sóng âm là sóng ngang và sóng dọc. Trong chất khí và chất lỏng sóng âm chỉ là sóng dọc.
Các đặc tính vật lý của âm.
Những âm có một tần số xác định, thường do các nhạc cụ phát ra, gọi là các
nhạc âm. Những âm như tiếng búa đập, tiếp sấm, tiếng ồn… không có tần số xác định được gọi là
tạp âm. Ta chỉ xét nhưng đặc trưng vật lý của nhạc âm.
Tần số âm: Tần số của của sóng âm cũng là tần số âm.
Hy vọng với tài liệu Bài tập cường độ âm, mức cường độ âm sẽ giúp bạn giỏi hơn nhanh chóng. Và hy vọng bạn sẽ học giỏi hơn cùng Tự Học 365.