Gang: là hợp kim của Fe chứa từ 2 – 4% cacbon. Trong gang còn có 1 số tạp chất: Si, P, Mn, S.
Thép: hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó cacbon chiếm dưới 2% |
Dùng CO để khử oxit sắt (các quặng cacbonat hay pirit khi nung nóng (có mặt O2) đều biến thành oxit)
Nguyên liệu: quặng sắt, than cốc, không khí.
Oxi của không khí đực sấy nóng đến 900oC
C + O2 → CO2 + 94Kcal
Nhiệt độ lên đến khoảng 2000oC, nên: CO2 + C → 2CO – 42Kcal
Oxit cacbon khử oxit sắt: 3Fe2O3 + CO → 2Fe3O4 + CO2
Fe3O4 + CO → 3FeO + CO2
FeO + CO → Fe + CO2
♦ Chất chảy kết hợp với tạp chất trong nguyên liệu tạo thành xỉ:
CaO + SiO2 → CaSiO3
♦ Fe sinh ra tạo thành ḥp kim với C, Si, Mn ... thành gang nóng chảy trong lò ($t_{s}^{0}$ gang nhỏ hơn $t_{s}^{0}$ Fe)
♦ Luyện gang thành thép bằng cách lấy ra khỏi gang phần lớn C, Si, Mn và hầu hết P, S tự sự oxi hóa gang nóng chảy.
♦ Các phản ứng xảy ra theo thứ tự:
Si + O2 → SiO2
2Mn + O2 → 2MnO
C + O2 → CO2
CO2 + C → 2CO
S + O2 → SO2
4P + 5O2 → 2P2O5
♦ Các khí (CO2, SO2, CO) bay ra khỏi hệ. SiO2 và P2O5 là những oxi axit kết ḥp với FeO, MnO tạo thành xỉ.
♦ Khi các tạp chất bị oxi hóa hết thì Fe bị oxi hóa:
2Fe + O2 → 2FeO (nâu)
♦ Thêm vào lò một ít gang giàu C để điều chỉnh tỉ lệ C và một lựng nhỏ Mn cũng đực thêm vào lò để khử oxit sắt:
FeO + Mn → Fe + MnO
HÓA HỌC LỚP 12