Sắt thuộc phân nhóm phụ nhóm VIII (VIIIB), chu kì 4, số hiệu 26, d = 7,9g/cm3, dễ dát mỏng, kéo sợi, có tính nhiễm từ. Dẫn điện kém hơn nhôm.
Cấu hình e: [Ar]3d64s2. Cấu tạo đơn chất: mạnh tinh thể lập phương tâm khối (Feα) hay lập phuông tâm diện (Feβ). Các quặng chứa sắt: Manhetit (Fe3O4); Hemantit đỏ (Fe2O3); Xiderit (FeCO3); Pirit (FeS2); Hemantit nâu (Fe2O3.nH2O) |
Khi đun nóng sắt tác dụng trực tiếp với nhiều phi kim như O2, Cl2, S ... tạo thành sắt oxit, sắt clorua, sắt sunfua (Fe3O4, FeCl3, FeS).
3Fe + 4H2O $\xrightarrow{<{{570}^{0}}C}$ Fe3O4 + 4H2
Fe + H2O $\xrightarrow{>{{570}^{0}}C}$ FeO + H2
Với các dung dịch HCl, H2SO4 loãng, chỉ tạo khí H2 và muối của ion Fe2+:
Fe + 2H+ → Fe2+ + H2
Với các dung dịch axit có tính oxi hóa mạnh như HNO3 và H2SO4 đặc, nóng không tạo H2 mà là sản phẩm khử của gốc axit:
2Fe + 6H2SO4 (đ, to → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Fe + 4 HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
Sắt đẩy được các kim loại đứng sau (trong dãy điện hóa) khỏi dung dịch muối (tương tự như phần điều chế kim loại bằng phương pháp thủy luyện):
Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4
HÓA HỌC LỚP 12