Kim loại tác dụng với dung dịch 1 muối - Cách giải bài tập có đáp án - Tự Học 365

Kim loại tác dụng với dung dịch 1 muối - Cách giải bài tập có đáp án

Kim loại tác dụng với dung dịch 1 muối - Cách giải bài tập có đáp án

Kim loại tác dụng với dung dịch 1 muối - Cách giải bài tập có đáp án

Phương pháp giải bài toán kim loại tác dụng với dung dịch 1 muối

Dạng bài tập này thường cho dưới dạng nhúng một lá kim loại vào một dung dịch muối,sau phản ứng lấy lá kim loại ra khỏi dung dịch rồi cân lại thấy khối lượng lá kim loại thay đổi.

Phương trình:

Kim loạitan   +  muối   →  Muối mới  +  kim loại mớibám

+ Nếu đề bài cho khối lượng lá kim loại tăng hay giảm là m thì áp dụng như sau: 

Khối lượng lá kim loại tăng lên so với trước khi nhúng ta có:

mkim loại bám vào - mkim loại tan ra   =  mtăng

Khối lượng lá kim loại giảm so với trước khi nhúng ta có:

mkim loại tan ra - mkim loại bám vào   =  mgiảm

+Nếu đề bài cho khối lượng lá kim loại tăng hay giảm là x% thì ta áp dụng như sau:

Khối lượng lá kim loại tăng lên x% so với trước khi nhúng ta có:

mkim loại bám vào - mkim loại tan ra   =  m. $\frac{x}{100}$

Khối lượng lá kim loại giảm xuống x% so với trước khi nhúng ta có:

mkim loại tan ra - mkim loại bám vào   =  m. $\frac{x}{100}$

Với m  là khối lượng ban đầu của thanh kim loại hoặc đề sẽ cho sẵn khối lượng kim loại ban đầu.

Cần phải nhớ dãy điện hóa của kim loại để biết được chiều hướng phản ứng và xác định sản phẩm tạo thành

Bài tập kim loại tác dụng với dung dịch 1 muối có đáp án

Câu 1: Nhúng một thanh graphit được phủ một lớp kim loại hóa trị (II) vào dung dịch CuSO4 dư. Sau phản ứng khối lượng của thanh graphit giảm đi 0,24 gam. Cũng thanh graphit này nếu được nhúng vào dung dịch AgNO3 thì khi phản ứng xong thấy khối lượng thanh graphit tăng lên 0,52 gam. Kim loại hóa trị (II) là kim loại nào sau đây?

A. Pb.    B. Cd.    C. Al.    D. Sn.

Lời giải chi tiết

♦ Áp dụng tăng giảm khối lượng có:

$\Rightarrow \frac{0,24}{M-64}=\frac{0,52}{216-M}\Rightarrow M=112\Rightarrow $Kim loại là Cd.

Đáp án B

Câu 2: Ngâm một lá Zn trong dung dịch có hòa tan 4,16gam CdSO4.  Phản ứng xong khối lượng lá Zn tăng 2,35% so với ban đầu. Khối lượng lá Zn trước khi phản ứng là

A. 1,30gam.     B. 40,00gam.     C. 3,25gam.     D. 54,99gam.

Lời giải chi tiết

♦  Gọi m là khối lượng lá Zn ban đầu

♦  Số mol CdSO4

♦  Phương trình hóa học:  Zntan    +  CdSO4  → ZnSO4  +  Cdbám

Mol:   0,02 <------0,02-----------------------> 0,02

♦  Theo đề bài ta có: mCd bám - mZn tan = m. $\frac{2,35}{100}$

112.0,02  -  65.0,02 = m. $\frac{2,35}{100}$⇒ mbđ = 40 gam

⇒ Chọn B

Câu 3: Cho 4,8 gam Mg vào dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X, cô cạn dung dịch X được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 34,9.        B. 25,4.      C. 31,7.      D. 44,4.

Lời giải chi tiết

♦  Phương trình hóa học:    Mg  +  2FeCl3  →  2FeCl2  +   MgCl2      (1)

Mol:             0,1<------ 0,2 -------> 0,2------->0,1

♦  Sau phản ứng:              Mg = 0,2 – 0,1 = 0,1 mol

♦  Trong dung dịch có chứa ion Fe2+ nên Mgdư sẽ tiếp tục khử Fe2+ thành Fe

FeCl2     +   Mg →   MgCl2 +    Fe            (2)

Mol:  0,1<-----------0,1 -----> 0,1

♦  Dung dịch X gồm: FeCl2 còn lại: 0,1 mol, MgCl2: 0,2 mol

♦  Khối lựng muối trong dung dịch X: 0,1.127 + 0,2.95 = 31,7 gam

⇒  Chọn C.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!