Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một số kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.
♦ Thí dụ:
Thép là hợp kim của Fe với C và một số nguyên tố khác.
Đuyra là hợp kim của nhôm với đồng, mangan, magie, silic.
♦ Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần các đơn chất tham gia cấu tạo mạng tinh thể hợp kim.
♦ Tính chất hoá học: Tương tự tính chất của các đơn chất tham gia vào hợp kim.
Thí dụ: Hợp kim Cu-Zn
♦ Tác dụng với dung dịch NaOH: Chỉ có Zn phản ứng
Zn + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2↑
♦ Tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng: Cả 2 đều phản ứng
Cu + 2H2SO4→ CuSO4 + SO2 + 2H2O
Zn + 2H2SO4→ ZnSO4 + SO2 + 2H2O
♦ Tính chất vật lí, tính chất cơ học: Khác nhiều so với tính chất của các đơn chất.
Thí dụ các loại hợp kim thường gặp
- Hợp kim không bị ăn mòn: Fe-Cr-Ni (thép inoc),…
- Hợp kim siêu cứng: W-Co, Co-Cr-W-Fe,…
- Hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp: Sn-Pb (thiếc hàn, tnc = 2100C,…
- Hợp kim nhẹ, cứng và bền: Al-Si, Al-Cu-Mn-Mg.
♦ Những hợp kim nhẹ,bền chịu được nhiệt độ cao và áp suất cao dùng để chế tạo tên lửa, tàu vũ trụ, máy bay, ô tô,…
♦ Những hợp kim có tính bền hoá học và cơ học cao dùng để chế tạo các thiết bị trong ngành dầu mỏ và công nghiệp hoá chất.
♦ Những hợp kim không gỉ dùng để chế tạo các dụng cụ y tế, dụng cụ làm bếp,…
♦ Hợp kim của vàng với Ag, Cu (vàng tây) đẹp và cứng dùng để chế tạo đồ trang sức và trước đây ở một số nước còn dùng để đúc tiền.
HÓA HỌC LỚP 12