♦ Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm (COOH)
♦ Công thức chung: (H2N)x – R – (COOH)y
♦ Trong phân tử amino axit, nhóm NH2 và nhóm COOH tương tác với nhau tạo ion lưỡng cực. Vì vậy amino axit kết tinh tồn tại ở dạng ion lưỡng cực
- Trong dung dịch, dạng ion lưỡng cực chuyển một phần nhỏ thành dạng phân tử
♦ Dựa vào cấu tạo gốc R để phân 20 amino axit cơ bản thành các nhóm. Một trong các cách phân loại là 20 amino axit được phân thành 5 nhóm như sau:
a) Nhóm 1: các amino axit có gốc R không phân cực kị nước, thuộc nhóm này có 6 amino axit: Gly (G), Ala (A), Val (V), Leu (L), ILe (I), Pro (P)
b) Nhóm 2: các amino axit có gốc R là nhân thơm, thuộc nhóm này có 3 amino axit: Phe (F), Tyr (Y), Trp (W)
c) Nhóm 3: các amino axit có gốc R bazơ, tích điện dương, thuộc nhóm này có 3 amino axit: Lys (K), Arg (R), His (H)
d) Nhóm 4: các amino axit có gốc R phân cực, không tích điện, thuộc nhóm này có 6 amino axit: Ser (S), Thr (T), Cys (C), Met (M), Asn (N), Gln (Q)
e) Nhóm 5: các amino axit có gốc R axit, tích điện âm, thuộc nhóm này có 2 amino axit: Asp (D), Glu (E)
Ví dụ: H2N–CH2–COOH: axit aminoetanoic ;
HOOC–[CH2]2–CH(NH2)–COOH: axit 2-aminopentanđioic
Ví dụ:
CH3–CH(NH2)–COOH : axit α-aminopropionic
H2N–[CH2]5–COOH : axit ε-aminocaproic
H2N–[CH2]6–COOH : axit ω-amantoic
Ví dụ: H2N–CH2–COOH có tên thường là glyxin (Gly) hay glicocol
Tên gọi của một số α - amino axit
Công thức | Tên thay thế | Tên bán hệ thống | Tên thường | Kí hiệu |
H2N- CH2 -COOH | Axit aminoetanoic | Axit aminoaxetic | Glyxin | Gly |
CH3 – CH(NH2) - COOH | Axit- 2 –
aminopropanoic |
Axit - aminopropanoic | Alanin | Ala |
(CH3)2 CH – CH(NH)2 -COOH | Axit - 2 amino -3 -
Metylbutanoic |
Axit α -aminoisovaleric | Valin | Val |
Axit - 2 - amino -3(4
-hiđroxiphenyl) propanoic |
Axit α - amino -β
(p - hiđroxiphenyl) propionic |
Tyrosin | Tyr | |
HOOC(CH2)2CH(NH2) - COOH | Axit-2 -
aminopentanđioic |
Axit
2 - aminopentanđioic |
Aixt glutamic | Glu |
H2N-(CH2)4 –CH(NH2) -COOH | Axit-2,6 -
điaminohexanoic |
Axit- α, ε -
ñiaminocaproic |
Lysin | Lys |
♦ Các Amino axit là:
Chất rắn không màu
Vị hơi ngọt, dễ tan trong nước vì chúng tồn tại ở dạng ion lưỡng cực
Nhiệt độ nóng chảy cao (vì là hợp chất ion)
♦ Tác dụng lên thuốc thử màu: (H2N)x – R – (COOH)y. Khi:
- x = y thì amino axit trung tính, quỳ tím không đổi màu
- x > y thì amino axit có tính bazơ, quỳ tím hóa xanh
- x < y thì amino axit có tính axit, quỳ tím hóa đỏ
H2N–CH2–COOH + Na → H2N–CH2–COONa + $\frac{1}{2}$H2
H2N–CH2–COOH + Na2O → H2N–CH2–COONa + H2O
H2N–CH2–COOH + NaOH → H2N–CH2–COONa + H2O
H2N–CH2–COOH + Na2CO3 → H2N–CH2–COONa + CO2 + H2O
H2NCH2COOH + C2H5OH $\overset{HCl}{\leftrightarrows}$ H2NCH2COOC2H5 + H2O
♦ Tác dụng với axit
H2N–CH2–COOH + HCl → ClH3N–CH2–COOH
hoặc: H3N+–CH2–COO– + HCl → ClH3N–CH2–COOH
♦ Phản ứng với HNO2
H2N–CH2–COOH + HNO2 → HO–CH2 –COOH(naxit hiđroxiaxetic) + N2 + H2O
♦ Tác dụng với dd muối ( FeCl2 , FeCl3 , CuCl2 . . . )
H2N–CH2–COOH + FeCl2 → ClH3N–CH2–COOH + Fe(OH)2 + H2O
♦ Do có nhóm NH2 và COOH nên amino axit tham gia phản ứng trùng ngưng tạo thành polime thuộc loại poliamit
♦ Trong phản ứng này, OH của nhóm COOH ở phân tử axit này kết hợp với H của nhóm NH¬2 ở phân tử axit kia tạo thành nước và sinh ra polime
- Ví dụ:
♦ Amino axit thiên nhiên (hầu hết là α-amino axit) là cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống
♦ Muối mononatri của axit glutamic được dùng làm mì chính (hay bột ngọt)
♦ Axit ε-aminocaproic và axit ω-aminoenantoic là nguyên liệu sản xuất tơ tổng hợp (nilon – 6 và nilon – 7)
♦ Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh, methionin (CH3–S–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH) là thuốc bổ gan
HÓA HỌC LỚP 12