♦ Phương pháp: Tính Bazơ của Amin phụ thuộc vào đặc điểm của gốc R liên kết với nguyên tử N của Amin. Nếu R là gốc đẩy e ( gốc no): tính bazo của amin càng mạnh ( mạnh hơn NH3) Nếu R là gốc hút e ( gốc không no): tính bazo của amin càng yếu ( yếu hơn NH3) |
Ví dụ 1: Cho các chất: (1) amoniac. (2) metylamin. (3) anilin. (4) dimetylamin. Tính bazơ tăng dần theo thứ tự nào sau đây? A. (1) < (3) < (2) < (4). B. (3) < (1) < (2) < (4). C. (1) < (2) < (3) < (4). D. (3) < (1) < (4) < (2). |
Lời giải chi tiết
♦ Amoniac : NH3 ; metyamin : CH3NH2 ; anilin : C6H5NH2 ; dimetyl amin : CH3 – NH – CH3
♦ Dựa vào tính chất trên : anilin có vòng benzen(gốc phenyl) → Tính bazo yếu nhất
NH3 ở mức trung gian > C6H5NH2
Amin bậc I (CH3NH2) < Amin bậc 2
→ Thứ tự : C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2<(CH3)NH
Đáp án B
HÓA HỌC LỚP 12