+) Mạch dao động là một mạch điện kín gồm một tụ điện có điện dung C và một cuộn dây có độ tự cảm L, có điện trở thuần không đáng kể nối với nhau.
+) Khi r=0 ta có mạch dao động lý tưởng.
+) Khi r>0 ta có mạch dao động tắt dần.
Ban đầu: Khoá K ở vị trí (1) tụ được nạp điện đến điện tích cực đại Q0
Chuyển khoá K từ (1) sang (2) khi đó tụ bắt đầu phóng điện và qua cuộn cảm có dòng điện tự cảm.
Khi q=0⇒ dòng điện nạp ngược trở lại cho tụ điện quá trình đó cứ tiếp diễn tạo ra mạch dao động điện từ LC.
+) Khi khoá K chuyền từ (1) sang (2) khi đó qua L xuất hiện suất điện động tự cảm: e=−Ldidt.
Khi r=0⇒u=e=−Li mà q=Cu⇒u=qC⇒qC+Li′=0.
Lại có: i=dqdt=q′(t)⇒i′=q″(t)⇒qC+L.q″=0⇒q″+1LCq=0.
Đặt 1LC=ω2⇒q″+ω2q=0
Phương trình có nghiệm là: q=Q0cos(ωt+φ).
Vậy trong mạch dao động LC thì điện tích dao động điều hòa với phương trình: q=Q0cos(ωt+φ).
Trong đó tần số góc riêng ω=1√LC.
Khi đó:
1. Dòng điện: i=q′(t)=−ωQ0sin(ωt+φ)=ωQ0cos(ωt+φ+π2).
Suy ra i sớm pha hơn q góc π2 và I0=ωQ0.
2. Do q=Cu⇒u=Q0Ccos(ωt+φ)=U0cos(ωt+φ).
Kết luận: Nếu (ĐơnvịCu−lôngC)thì và trongđó.
Tần số góc riêng ω=1√LC, chu kì dao động riêng T=2π√LC, tần số riêng f=12π√LC.
Do q⊥i nên ta có (iI0)2+(qQ0)2=1,i⊥u⇒(iI0)2+(uU0)2=1.
VẬT LÝ LỚP 12