Th1 11

TH365 Team

Bạn đang đọc bài viết tại Blog Tự Học 365. Nhấn vào đây để tìm hiểu thêm.

  VẼ SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG VÒNG 5 GIÂY.

“Sơ đồ tư duy là công cụ giúp bạn hệ thống kiến thức đã học một cách nhanh nhất. Bạn sẽ học thuộc nhanh hơn gấp 1000 lần và tiết kiệm gấp đôi thời gian khi bạn áp dụng đến phương pháp này”.

Chắc hẳn bạn đã nghe những dòng này cả hàng trăm lần rồi, đúng chứ?

Nhưng nói thì dễ làm mới khó!

Ở ngoài kia, không ít người dạy bạn cách vẽ sơ đồ tư duy, nhưng nó không mấy hiệu quả với bạn. 

Việc này làm bạn mất cả 1-2 tiếng, thậm chí 3 tiếng đồng hồ , hơn thế nữa, bạn lại không thể học nhanh hơn như lời đồn.

Tại sao bạn như đi guốc trong bụng của mình thế?

Vì mình cũng đã từng giống như bạn.

Hồi lớp 12, với một đống kiến thức chất như núi và hỗn độn, thật may mắn khi mình biết đến phương pháp vẽ sơ đồ tư duy này.

Với mình, sơ đồ tư duy lúc đó như một công cụ vạn năng. Mình lùng sục tất cả các kiến thức, các sách dạy vẽ sơ đồ tư duy để áp dụng và thực hành nó.

Thrive Leads Shortcode could not be rendered, please check it in Thrive Leads Section!


Sơ đồ tư duy đã giúp mình trong việc học rất nhiều. Mình chủ động ôn bài, chỗ nào không hiểu hỏi giáo viên ngay, nhờ đó mà việc học thuộc của mình cũng tăng lên gấp đôi.  

Nhưng sau một thời gian

 " Mình cảm thấy vẽ sơ đồ tư duy mất rất nhiều thời gian, thà học cách cũ còn nhanh hơn. Nhiều lúc vẽ sơ đồ tư duy rất đẹp, đến cuối cùng lại không nhớ được gì hết. Hơn nữa ngày nào cũng học một chuyên đề mới, làm sao có thể vẽ hết cho 13 môn được?"

Chính vì thế, mình từ bỏ.

Cho đến khi, vào một ngày đẹp trời,

Mình đọc được cuốn sách Tôi lái máy bay đến đại học, không những mình được truyền động lực mà mình còn biết đến nguyên lí 20/80. Nhờ đó, mình bắt đầu tìm kiếm và học lại cách vẽ sơ đồ tư duy.

Hẳn bạn sẽ không tin được một sơ đồ tư duy vẽ trong hàng giờ đồng hồ nay chỉ cần 5s để vẽ, đúng chứ?

Nhưng đó hoàn toàn là sự thật.

Lúc tìm kiếm phương pháp đó, mình vẫn không tin đến khi mình áp dụng thử.

Nhờ bí quyết này, mình đã áp dụng cho việc học các môn nhanh hơn rất nhiều, số điểm nhờ đó cũng tăng lên đáng kể.

Và bí quyết này không chỉ áp dụng khi mình là học sinh, nó được mình áp dụng rất nhiều trong việc học đại học.

 Đó là lý do mà mình học nhanh hơn gấp 3 lần so với những người bạn sinh viên của mình, rút ngắn thời gian học hơn 5 lần so với họ.

Bạn có muốn sở hữu bí quyết tuyệt vời này không nào?

Ngay lúc này, mình sẽ chia sẻ cho bạn 3 công cụ trong bí quyết này để bạn vẽ được một sơ đồ tư duy chỉ trong vòng 5 giây.

       BÍ QUYẾT 3S – VẼ SƠ TƯ DUY SIÊU NHANH, SIÊU ĐẸP, SIÊU ĐƠN GIẢN.

#1. Coggle

Đây là công cụ giúp bạn vẽ sơ đồ tư duy đầu tiên mình muốn chia sẻ với bạn.

Công cụ này sử dụng khá đơn giản. Một điều mình cực thích ở công cụ này, đó là về màu sắc, nó được cài đặt khá đẹp mắt.


Như bạn thấy đấy, ở trên hình, các nhánh đó không phải màu sắc do mình lựa chọn, mà công cụ này sẽ giúp mình làm điều đó. Điều này khá hoàn hảo đối với những người không giỏi về màu sắc như mình.

Sau khi vào ứng dụng, bạn hoàn toàn có thể tự thiết kế một sơ đồ tư duy đầy màu sắc.

Mình chỉ cần nhấp chuột vào quả là đã có thể thêm nhánh, việc của mình chỉ cần điền tên các nhánh và sắp xếp theo ý muốn của mình.

Thay vì phải ngồi hàng giờ đồng hồ, thì bây giờ, chỉ mất 5s, bạn đã có cho mình một sơ đồ tư duy thật đẹp theo sở thích của riêng bạn, đúng chứ?

Và tất nhiên, việc này chỉ mất đúng 5s hoặc ít hơn nếu bạn đã chuẩn bị nội dung, phân chia các nhánh sẵn ra giấy. Để khi mở công cụ lên, bạn chỉ cần thiết kế theo ý của bạn.

Nhưng bạn đừng quá lo lắng, dù bạn chưa hệ thống được kiến thức, bạn cũng chỉ mất tối đa 20 phút để vẽ một sơ đồ tư duy.

Điều thứ hai mình khá thích ở công cụ này, đó là bạn có thể chia sẻ sơ đồ tư duy của bạn trên mạng xã hội và họ có thể vào đó bình luận trực tiếp trên ứng dụng.

Việc này vô cùng tiện lợi khi bạn làm việc nhóm.

Thử tưởng tượng, sau khi vẽ xong, mọi người cùng vào thảo luận, ý tưởng đó rất hay, có chỗ nào cần chỉnh sửa, bạn sẽ học thêm được rất nhiều người khi không cần trò chuyện trực tiếp.

Chẳng hạn khi bạn vẽ sơ đồ với chuyên đề Este, nếu nhánh của bạn đang còn thiếu, hoặc sai sót ở đâu, nếu bạn chia sẻ, những người bạn sẽ bổ sung và góp ý cho bạn.

Khi được nhắc như thế, bạn sẽ nhớ lâu hơn và học một bài học mới về tính cẩn thận.

Hoặc để làm việc nhóm hiệu quả, bạn hoàn toàn có thể sử dụng công cụ này.

Mỗi người trong nhóm sẽ phác họa ra ý tưởng bằng sơ đồ tư duy, sau đó chia sẻ cho nhau, để mọi người bổ sung ý kiến, sửa những nhánh chưa phù hợp.

Không những được học hỏi thêm, mà việc này giúp mọi người trong nhóm gắn kết và tăng tình đoàn kết hơn.

 Rất tuyệt vời phải không nào?

#2. Mindmeister:

Đây là công cụ thứ 2 mình rất yêu thích khi vẽ sơ đồ tư duy.

Cũng như Coggle, chỉ cần kéo và thả, bạn đã có thêm những ý tưởng, những nhánh cần thiết xung quanh một quả lớn.

Điểm nổi bật của Mindmeister, đó là nó giúp bạn tăng tính sáng tạo.

Bạn có thể thêm hình ảnh, thêm icon hay những kí hiệu bạn muốn trong sơ đồ tư duy. Và việc này bạn không thể làm khi vẽ sơ đồ tư duy bằng tay vì nó chiếm khá nhiều thời gian nếu bạn làm bằng tay.

Ví dụ khi vẽ sơ đồ về bài thơ Tây Tiến, sau những đoạn văn, câu thơ, bạn có thể thêm những hình ảnh mô tả câu thơ đó để bài học thêm thú vị, không còn khô khan và tẻ nhạt nữa.

Nếu sơ đồ của bạn ngoài màu sắc, còn có những hình ảnh cực kì sinh động, bạn sẽ học tốt hơn và nhớ lâu hơn bình thường, đúng không nào?

Mình nghĩ đây là một điểm khá thú vị ở công cụ này. Đặc biệt khi mình học thuộc môn Văn, từ những hình ảnh mình có thể nghĩ ra những câu chuyện. Từ câu chuyện đó, mình xâu chuỗi các bài học lại với nhau.

Nếu mình quên một đoạn trong bài đó, mình chỉ cần nhớ lại hình ảnh trong sơ đồ này, từ đó mình nhớ lại câu chuyện, và nhớ ra bài học.

Nhờ vậy, trong các kì thi, mình không cần ôn bài quá nhiều như những bạn khác. Chỉ cần đọc lại sơ đồ tư duy, mình đã ôn lại bài và nhớ kiến thức rồi.

Cực kì đơn giản, và nhớ lâu, đúng không nào?

#3. Mind 42:

Công cụ này cũng sử dụng như 2 công cụ ở trên.

Một đặc điểm nổi bật của công cụ này, đó là bạn có thể chia sẻ sơ đồ tư duy và xem bình luận trên mạng xã hội ở chế độ công khai.

Điều này sẽ giúp bạn cởi mở hơn trong việc đưa ý tưởng của mình cho mọi người cùng xem. Thông qua việc này, thầy cô có thể biết bạn nắm bài học đến đâu và lưu tâm hơn.

Bạn cũng tìm được đội nhóm phù hợp với mình, vì sẽ có những người chung ý tưởng với bạn. Khi mọi người đặt câu hỏi, hay có những ý kiến cũng là lúc bạn nhận được học bài học mới.

Khác với 2 công cụ ở trên, Mind 42 miễn phí không giới hạn cho người sử dụng. Bạn có thể tạo ra sơ đồ cho mình bất cứ khi nào bạn muốn, theo phong cách, sự sáng tạo của riêng bạn.

Với 3 công cụ mình giới thiệu, bạn hoàn toàn có thể vẽ sơ đồ tư duy trong vòng 5s rồi.

Nhưng để vẽ sơ đồ bằng phần mềm trong vòng 5s, liệu chỉ cần 3 công cụ ở trên, bạn sẽ vẽ được sơ đồ trong vòng 5s?

Tất nhiên là không. Ngoài 3 phần mềm trên, bạn cần có sự chuẩn bị NỘI DUNG CẦN THIẾT KẾ trước đó.

Để làm một căn nhà, bạn chỉ cần xi măng, cát, thép, gạch, và một mảnh đất là có thể xây dựng một căn nhà rồi?

Không! Bạn cần một bản thiết kế để xác định căn nhà đó bao nhiêu mét? Phòng khách như thế nào? Phòng ngủ đặt ở vị trí nào?

Vẽ sơ đồ tư duy cũng thế. Bạn cần xác định nội dung bạn cần vẽ:

Bạn thử tưởng tượng chuyên đề bạn lấy làm cây là gì?

Nhánh lớn của cây đó là gì? Thường sẽ là mục I, II, III trong bài học

Nhánh nhỏ của cây đó như thế nào?

Để làm tốt khâu chuẩn bị này, bạn cần hỏi câu hỏi “ What” từ 3-4 lần để chia nhỏ vấn đề nhất có thể.

Khó hiểu quá phải không nào? Để mình lấy cho bạn một ví dụ cho dễ hiểu nhé!

Khi bạn chọn cái cây là Ankan, vậy nhánh lớn đầu tiên sẽ là gì?

Là mục I: Tính chất vật lí. Trong mục I  đó, cần chia ra bao nhiêu tính chất tiêu biểu? Thêm những hình ảnh nào cho dễ nhớ? Đó chính là nhánh nhở.

Tiếp đó là mục II: Tính chất hóa học. Có bao nhiêu tính chất hóa học. Từng tính chất có đặc điểm gì? Phương trình phản ứng viết như thế nào? Câu chuyện gì liên quan để mình dễ nhớ?

Sau khi đã có cho mình những nhánh cây, công việc tiếp theo của bạn là nghĩ hình dạng để vẽ. Có thể hình theo chu kì, hình dạng trung tâm. Tùy theo sự sáng tạo và chủ đề mà bạn chọn hình dạng sao cho phù hợp nhé.

Vậy là bạn đã sở hữu một bí quyết giúp bạn vẽ sơ đồ cực kì thuận lợi rồi đó.

Để vẽ sơ đồ một cách nhanh và hiệu quả nhất, bạn nên chuẩn bị nội dung, đặt ra câu hỏi “ What” từ 3-5 lần để chia nhánh, và tưởng tượng với cấu trúc, nội dung thế này thì cần hình dạng như thế nào cho thích hợp.

 Nếu bạn đang còn băn khoăn hay có những công cụ ngoài 3 công cụ mình giới thiệu, hãy để lại chia sẻ với mình nhé!

4.5 25 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

5 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Thu Nhiên
Thu Nhiên

Làm thế nào để tải các App trên về máy tính ạ?

Hạ Băng
Hạ Băng

Ad ơi , những ứng dụng trên toàn Tiếng Anh thôi , mà e lại k rành Tiếng Anh lắm , bây giờ phải làm sao ạ

ádasdas
ádasdas

ádasd