Th4 08

Trần Ngọc Nam

Bạn đang đọc bài viết của Trần Ngọc Nam - Co-Founder của Tự Học 365, người đã xuất sắc dành 28.25 điểm thi đại học năm 2016. Nhấn vào đây để tìm hiểu thêm.

5 Lỗ Hổng Trong Học Tập Khiến Bạn Thất Bại

Có thể bạn nghĩ rằng, tôi sinh ra đã thông minh sẵn có. Nhưng tôi đoán bạn đang lầm, bạn chưa thực sự hiểu tôi. Tôi mà thông minh từ nhỏ thì có thể tôi sẽ không biết các phương pháp để học tốt hơn, như vậy thì làm sao có kiến thức giúp đỡ các bạn học sinh cấp 3 trong quá trình ôn thi gian khó. Người thông minh là người có thể tìm con đường ngắn nhất đến thành công. Và Tự Học 365 là một con đường như vậy.

Bạn có lẽ chưa biết nhiều về tôi…

Tôi đã sở hữu nhiều thói quen không tốt trong quá trình học tập. Có thể tôi may mắn hơn bạn vì đã nhận thức được nó sớm để có những tiến bộ vượt bậc chỉ trong thời gian ngắn. Tôi tin rằng, việc bạn ý thức được mình đang gặp phải những lỗ hổng trong học tập, nó rất quan trọng. Bạn có thể tạo sự đột phá ngay lập tức nếu bạn tìm cách khắc phục và hành động điên cuồng.

Khi bạn đọc được bài viết này, bạn đã sở hữu cho mình một thứ vũ khí hạng nặng vượt bật so với đa số học sinh ở ngoài kia. Tại sao bạn chưa nở nụ cười trên môi và cảm thấy mình may mắn nhỉ?

Dưới đây là lỗ hổng thường gặp trong quá trình học tập của học sinh cấp 3.

Thrive Leads Shortcode could not be rendered, please check it in Thrive Leads Section!

LỖ HỔNG THỨ NHẤT: HỌC VẸT

Đừng hỏi tại sao mình chưa giỏi, chưa tiến bộ nhiều, nếu bạn đang gặp lỗ hổng thứ nhất này.

Đây là một kiểu học đối phó của đa số học sinh hiện nay. Có lẽ họ chỉ “Học Cho Có”. Họ muốn làm sao để học ít mà lại hiểu nhiều, trong khi hoàn toàn không có một chút sự nỗ lực và cố gắng. Họ muốn hoàn thành đống bài tập, bài cũ để làm việc khác “Quan Trọng Hơn”, nhưng họ không sẵn sàng toàn tâm toàn ý cho việc học. Đây là lỗ hổng khiến mọi người hời hợt với những việc mình đang làm. Điều này khiến bạn giảm năng suất và không đạt kết quả cao.

Tôi không phải là bạn, nhưng vì sao tôi hiểu, bởi vì đây là sai lầm của các bạn học sinh cấp ba.

Tư duy phổ biến: Học cho người khác chứ không phải cho mình. Hồi nhỏ tôi chỉ học khi bố tôi tạo áp lực. Điều này khiến tôi không thoải mái, tôi ngồi vào bàn học, cầm cuốn sách lên chứ có toàn tâm toàn ý học đâu. 

Nếu bạn đang gặp phải lỗ hổng này, vui lòng xem lại mục đích việc học tập của mình là gì? Bạn có thật sự muốn học giỏi hơn và có tương lai mơ ước hay không? Điều này thật sự quan trọng, hãy làm ngay và luôn nhé.

Tôi có thể biết nhiều, nhưng tôi không phải là người bảo thủ và theo khuôn mẫu, tôi có lời khuyên cho bạn thế này: Học vẹt có thể áp dụng cho những môn không quan trọng để dành thời gian ôn thi đại học.

LỖ HỔNG THỨ HAI: CẨU THẢ

Hãy tưởng tượng, nếu bạn đang chạy xe với tốc độ 80km/h. Bạn chắc chắn, đi kiểu này thì mình cần 10 phút để đến được đích thôi, không cần phải mất 30 như bình thường. Cảm giác hưng phấn bao phủ tâm trí bạn, bởi vì bạn sắp làm một điều tuyệt vời.

2km đầu tiên, gió mát trong lành.

2km tiếp theo, như ông chủ của con đường.

2km cuối cùng, bùm… bạn vấp phải một viên đá ở giữa đường. Chính xác là vụ tai nạn đã xảy ra, và bạn là người đang nằm bên cạnh chiếc xe máy của mình.

Oke!

Cảm ơn bạn vì đã cùng chúng tôi dựng lại vụ tai nạn này.

Cảnh tượng như trên khá quen thuộc với bạn phải không. Và bạn nghĩ rằng, mình sẽ không bao giờ đi xe với tốc độ như vậy. Nhưng đôi khi chúng ta nên mạo hiểm để thử những cảm giác mới lạ. Nếu bạn đi xe với tốc độ ấy, bạn sẽ phải chuẩn bị mọi thứ thật cẩn thận và chú ý quan sát đường đi của mình. Tôi tin chắc là như vậy, bởi vì chúng ta là con người mà.

Thực tế, ai cũng nhận thức được họ phải làm gì. Thực tế cũng chỉ ra rằng, ít người làm điều họ biết họ nên làm.

Và có thể bạn đang tự hỏi: “Nam ơi, bạn bảo tôi tưởng tượng cảnh tượng trên để làm gì, lý do nào khiến bạn nghĩ nó quan trọng với việc ôn thi đại học của tôi”

Trong học tập, tôi biết rất nhiều học sinh đang trong trường hợp đó. Có thể là bạn, hay bạn bè của bạn. Họ đang đi chiếc xe với tố độ cao, mục tiêu chinh phục điểm 9 điểm 10. Đôi khi nhanh quá mà không chuẩn bị kỹ sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc… Trong việc ôn thi đấy là rớt đại học. Và những viên đá trên đường có thể đó là những lỗi sai ngớ ngẩn của bạn, vì bạn không quan sát. Bạn nghĩ rằng, mình đi với tốc độ này thì không ai có thể cản mình, mình là bố thiên hạ. Xin lỗi bạn nhé, bạn đang gặp phải lỗ hổng thứ hai trong học tập.

Cẩu thả diễn ra phổ biến ở những bạn học sinh khá giỏi. Các bạn chỉ chăm chăm CHINH PHỤC những câu khó, điểm chốt – để thể thỏa mãn cái tôi của mình, để trải nghiệm cảm giác mới lạ. Chính vì lý do đó nên họ có xu hướng bỏ qua hoặc kinh thường những câu hỏi mà “họ biết rồi”. Hoặc làm nó một cách hời hợt, vì mình giỏi mà. Đặc biệt, trong trắc nghiệm, rất hay sai vì đọc nhầm đề, đọc nhầm dữ kiện, tệ hơn nữa bị mất điểm vô duyên ở những câu dễ mà họ đã coi thường.

Vậy có gì tôi muốn nhắn nhủ bạn ở đây hay không?

Hãy nhớ là, cho dù câu hỏi khó hay dễ thì mức độ điểm cũng bằng nhau. Là một người khôn ngoan trong học tập và có những sự đột phá, bạn phải Hạ Knock Out mấy câu chống liệt rồi mới thể hiện nhé. Đừng để rớt đại học chỉ vì 0,2 điểm. Cũng như đừng để đi xe 80km/h để va phải hòn đá giữa đường rồi chống nạn suốt quãng đời còn lại.

Tuyệt đối không cẩu thả cho bất kì trường hợp, môn học nào. Bạn đồng ý với tôi chứ, chúng ta đi sang lỗ hổng thứ 3.

Thrive Leads Shortcode could not be rendered, please check it in Thrive Leads Section!

LỖ HỔNG THỨ BA: LƯỜI BIẾNG

Nguyên nhân chính xuất phát từ việc không có mục tiêu, động lực học tập mà ra. Ông cha ta có câu: ”Cần cù bù thông minh” đã không giỏi thì cố gắng mà học để đạt điểm cao. Dốt còn lười thì thôi, tôi chịu. Người ta giỏi, dành 1 giờ để học, mình không bằng người ta thì cày hẳn 3 tiếng. 

Lười dẫn đến trì hoãn, nước đến cổ mới học bơi. Đành thôi, điểm kiểm tra khi nào cũng thấp hơn người ta. Rồi lại than: Thằng đó không học, mình không học, mà nó lại hơn điểm mình. Chắc do may mắn. Theo tôi thì, kệ nó, nó điểm cao, không quan tâm. Mình điểm thấp là do mình.

Lười là lỗ hổng khiến mọi người không hoàn thành những việc quan trọng nhất. Thay vào đó họ làm những việc quen thuộc với mình và không đòi hỏi quá nhiều sự nỗ lực từ bản thân. Tôi muốn cảnh báo bạn, nếu tình trạng này kéo dài, nó sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác sau này.

Tôi cũng đã từng lười như bạn, nhưng từ khi tôi yêu thích việc học, thích chinh phục điểm số, thích giải những bài toán khó. Vì vậy, tôi tin rằng, bạn có thể chăm chỉ hơn gấp nhiều lần từ bây giờ trở về sau.

LỖ HỔNG THỨ TƯ: KHÔNG TẬP TRUNG

Sát thủ hạ gục nhiều học sinh nhất mọi thời đại. Vì sao tôi nói điều này. Nó có hai lý do, thứ nhất: đây là căn bệnh phổ biến của các bạn học sinh, bệnh này rất khó chữa. Thứ hai, trên thị trường có rất nhiều “thuốc chữa bệnh” nhưng thực sự nó chưa tác dụng triệt để đối với bạn và khiến bạn lờn thuốc.

Thầy cô đang giảng bài về hàm số - suy nghĩ của mình xuất hiện đồ thị trái tim, rồi thoáng qua bóng hình cô gái ấy,…

“Em Khoa,… Em,… tôi chỉ em đấy! Vừa rồi thầy vừa nói gì, nói lại thầy nghe” – Thầy giáo bất ngờ làm bạn tỉnh giấc.

Điều này quá quen thuộc phải không?

Tôi muốn bổ sung thêm,  có một thể loại thích tám chuyện, thường là cái tên được an tọa ở sổ đầu bài nhiều nhất. Ở lớp thì bắt chuyện mấy đứa nạn nhân xung quanh. Về nhà một Web học, 1 Web Facebook, một Web Youtube. Không nghĩ cho mình thì cũng nghĩ cho cho mấy đứa nói chuyện với bạn chứ, mất thời gian học quý giá…. Đấy là hại người rồi còn gì. Cuối cùng, tôi bật mí với bạn rằng chỉ số đo chất lượng làm việc, học tập là năng suất chứ không phải thời gian như thời kì trước nữa. “Học không chơi mất đời tuổi trẻ, chơi không học mất cả tương lai”  Học ra học, chơi ra chơi, vừa học vừa chơi các bạn nhé.

LỖ HỔNG THỨ NĂM: YẾU BÓNG VÍA

Luôn luôn cho rằng mình kém cỏi, mình dốt, mình là học sinh cá biệt. Cái thể loại không có niềm tin vào bản thân. Chủ đề này nói quá nhiều lần rồi, nên bây giờ tôi sẽ cho bạn câu hỏi, để bạn tự suy nghĩ.  “Bạn có thể dành 1 tiếng để cố gắng tìm mọi phương pháp, suy nghĩ giải một bài toán khó hay không? Nhưng trước khi giải bạn đã không tin là mình giải được”  - Mày bị điên à,… Hỏi như thằng không có não.  Đúng là câu hỏi có chút ngớ ngẩn. Tin tôi đi, tôi chưa bao giờ làm gì mà không có mục đích của nó cả. Vì vậy, bạn đọc lại câu hỏi trên và suy nghĩ, bạn sẽ hiểu được điều tôi muốn nói.

Bạn đang cảm thấy mình học được nhiều kiến thức khi đọc xong bài viếtnày phải không. Tôi cảm thấy vui vì đang giúp bạn trên con đường học tập sắp tới. Một ngọn núi lớn cần phải chinh phục mang tên đại học. Là một người ham học hỏi, người kiến tạo tuổi trẻ của chính mình. Bạn phải làm chủ được việc học tập đầu tiên. Vì không đủ thời gian và có quá nhiều kiến thức. Bạn có thể xem thêm các phương pháp học tập hiệu quả khác ở Tự Học 365.

Tôi đã từng là học sinh trung bình khá, nhưng đã bức phá được chỉ trong thời gian ngắn đậu đại học điểm cao. Chính vì điều đó, nên tôi tin rằng, bất kì ai cũng có thể đạt được ước mơ của mình nếu họ cố gắng.

Tôi không nói điều này dễ dàng, nhưng bạn tìm được người hướng dẫn đúng và làm theo hướng dẫn từng bước, ngay lập tức kết quả sẽ đến với bạn. Không phải mất quá nhiều thời gian để tìm kiếm, áp dụng và sửa sai như tôi đã làm.  Tôi đang ước, lúc trước, ngay khi mình lạc lối, mình có cơ hội như bây giờ.

Tại sao bạn lại tự mình chơi vơi giữa dòng sông, trong khi Tự Học 365 có thể giúp bạn.

Hẹn gặp bạn ở những bài viết khác.

3.7 3 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận